Buổi tập luyện cồng chiêng

19-03-2024, 07:24
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, thậm chí có thể nhiều hơn. Trong các sự kiện quan trọng của cộng đồng và của mỗi cá nhân, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh cho đến lễ tiễn đưa người chết trong ngày bỏ mả; lễ mừng nhà rông, lễ cơm mới, lễ đóng cửa kho lúa, lễ đâm trâu… đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Ngày 25-11-2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Thêm một trao đổi