Lịch sử Viện Âm nhạc
1. KHÁI QUÁT
Tiền thân đầu tiên của Viện Âm nhạc là Ban Âm nhạc nằm trong Vụ Vǎn học nghệ thuật được thành lập nǎm 1950. Trải qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức trực thuộc các đơn vị khác nhau như Ban Nghiên cứu Nhạc Vũ, Ban Nghiên cứu Âm nhạc nằm trong Vụ Nghệ thuật, Viện Âm nhạc nằm trong khối Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa, Ban Nghiên cứu Âm nhạc nằm trong Viện Nghệ thuật, cho đến nǎm 1976, Viện Âm nhạc mới chính thức được tách riêng độc lập với tên gọi Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam. Hiện nay, Viện Âm nhạc là đơn vị trực thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nằm trong Bộ Vǎn hóa - Thể thao & Du Lịch.
Từ một Viện Nghiên cứu Âm nhạc chỉ với hơn 20 cán bộ nǎm 1976, số lượng nhân sự của Viện Âm nhạc đã ngày càng được bổ sung phát triển cùng với sự mở rộng nhiều hướng hoạt động đa dạng. Tổng số nhân viên của Viện năm 2015 đã lên tới gần 70 người thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau làm việc tại 9 phòng: phòng Sưu tầm – nghiên cứu, phòng Thông tin - xuất bản, phòng Trưng bày nhạc cụ truyền thống Việt Nam, phòng Hệ thống và văn bản hoá tư liệu, phòng Máy công nghệ, phòng Thu thanh, phòng Tư liệu – Thư viện, phòng Hành chính - phòng Quản trị.
Chức nǎng nhiệm vụ chính của Viện Âm nhạc là cơ quan chuyên môn thực hiện việc sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu, truyền bá nền âm nhạc truyền thống Việt Nam trong nước và quốc tế. Với vai trò trung tâm trong công tác sưu tầm vốn âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc trong cả nước, Viện Âm nhạc đã tổ chức rất nhiều cuộc điền dã, sưu tầm âm nhạc dân gian trên khắp các bản làng từ vùng núi phía Bắc, xuống châu thổ Bắc Bộ, qua dải đất ven biển miền Trung, lên Tây Nguyên vào tới miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Toàn bộ hệ thống tư liệu quí giá này hiện đang được lưu giữ, bảo quản bằng các phương tiện công nghệ tiên tiến, hiện đại tại Viện Âm nhạc.
Viện Âm nhạc thu thanh, ghi hình hát Quan Họ tại tỉnh Bắc Ninh
Viện Âm nhạc cùng các chuyên gia Thụy Điển thu thanh âm nhạc dân gian của người Giẻ Triêng tại tỉnh Kon tum
Bên cạnh công việc sưu tầm, lưu trữ các tư liệu âm nhạc dân gian và truyền thống Việt Nam, Viện Âm nhạc đã và đang tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ và cấp cơ sở. Phần lớn các công trình đã được xuất bản thành sách. Nhiều công trình mang tính nghiên cứu chuyên sâu hay tổng kết đánh giá được đông đảo giới âm nhạc và xã hội quan tâm.
Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp Quốc gia (2016-2020):
“Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”
do Viện Âm nhạc chủ trì thực hiện.
Hàng nǎm, Viện Âm nhạc còn ra ba số tạp chí Nghiên cứu Âm nhạc bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, mỗi số dày 150 trang khổ 19cmx27cm, để thông báo các kết quả nghiên cứu khoa học về âm nhạc của các tác giả trong và ngoài Viện.
Song song với các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, xuất bản, Viện Âm nhạc còn thực hiện những hoạt động khoa học mang ý nghĩa xã hội như tổ chức các Hội thảo khoa học, Câu lạc bộ Tác giả- tác phẩm nhằm giới thiệu, truyền bá các thành tựu nghiên cứu và sáng tác âm nhạc.
Hội thảo khoa học quốc tế về “Âm nhạc và các dân tộc thiểu số”
Nǎm 1999, Viện Âm nhạc đã khai trương “Phòng trưng bày nhạc cụ truyền thống Việt Nam”là nơi hiện đang lưu giữ hơn 150 nhạc cụ thuộc đủ bốn họ: màng rung, tự thân vang, hơi, dây với nhiều chi, nhánh nhạc cụ khác nhau của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, trong đó có cả những hiện vật nhạc cụ từ thời cổ xưa như đàn đá, trống đồng, các nhạc cụ tre nứa…Mỗi nhạc cụ đều có vǎn bản giới thiệu, mô tả chi tiết và được minh họa qua các tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân trên bǎng đĩa.
Một không gian nhỏ trong phòng Trưng bày nhạc cụ cổ truyền của các dân tộc
Giới thiệu Đàn Đá trong phòng Trưng bày nhạc cụ cổ truyền của các dân tộc
Đến với “Phòng trưng bày nhạc cụ truyền thống Việt Nam”, người xem còn được thưởng thức chương trình biểu diễn trực tiếp các bài bản âm nhạc truyền thống nguyên gốc do các nghệ sĩ trong phòng thể hiện đúng theo phong cách truyền thống. Từ ngày khai trương, Viện Âm nhạc đã đón tiếp hàng ngàn lượt khách tham quan và đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người xem.
Các nghệ sĩ phòng Trưng bày nhạc cụ biểu diễn đàn Klonput của dân tộc Xơ Đăng
Thực hiện Nghị quyết TW5, Viện Âm nhạc cũng tích cực triển khai công tác truyền bá âm nhạc dân gian truyền thống trong đời sống xã hội với việc cho ra đời nhiều chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống các dân tộc trên các sản phẩm công nghệ CD, VIDEO, VCD, DVD giúp người yêu nhạc có cơ hội biết thêm nhiều hơn về nền âm nhạc đa sắc màu của Việt Nam.
Hòa cùng xu hướng mở rộng kết nối thông tin toàn cầu hóa, Viện Âm nhạc đã mở một Website riêng (http://www.vienamnhac.vn) đưa Viện Âm nhạc và nền vǎn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Viện Âm nhạc đã thông tin lên mạng internet mọi hoạt động, những thành tựu sưu tầm, nghiên cứu và các sản phẩm công nghệ về âm nhạc truyền thống Việt Nam của Viện đồng thời với nhiều tin hoạt động âm nhạc trong nước khác. Cũng thông qua mạng, Viện đã đáp ứng được nhiều yêu cầu đa dạng tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam của các bạn nước ngoài.
Bên cạnh những hoạt động đối nội, mảng hoạt động đối ngoại của Viện Âm nhạc cũng diễn ra sôi nổi với việc kết hợp thực hiện các dự án về đề tài khoa học âm nhạc với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ nhiều nhà nghiên cứu quốc tế trong các công trình nghiên cứu khoa học, tham gia các Hội thảo quốc tế về âm nhạc, đưa các đoàn nghệ thuật dân gian Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài… Viện Âm nhạc luôn sẵn sàng hợp tác với bạn bè các nước trong khu vực và trên thế giới thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các dự án về âm nhạc dân gian.
Chương trình Giao lưu âm nhạc truyền thống Việt Nam – Thụy Điển
Đầu năm 2007, Viện Âm nhạc chính thức chuyển trụ sở từ 32 Nguyễn Thái Học tới địa điểm mới tại Khu CC2- Đô thị Mỹ Đình, đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một mốc son quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Viện Âm nhạc. Lần đầu tiên những người làm công tác nghiên cứu có thể thao tác công việc của mình tại một trụ sở hiện đại với đầy đủ phòng thu thanh, ghi hình, biểu diễn, trưng bày truyền bá âm nhạc dân gian, thư viện, khai thác kho dữ liệu âm nhạc truyền thống Việt Nam v.v..
Trụ sở mới của Viện Âm nhạc
Với một cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết, Viện Âm nhạc luôn là địa chỉ đáng tin cậy không chỉ của giới nghiên cứu âm nhạc mà còn là điểm đến của bè bạn trong và ngoài nước, những người quan tâm tới âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc truyền thống Việt Nam.
2. TÊN GỌI, CƠ CẤU TỔ CHỨC – NHÂN SỰ QUA CÁC THỜI KỲ
Từ khi hình thành đến nay, Viện Âm nhạc đã trải qua nhiều lần thay đổi Tên gọi, Cơ cấu tổ chức – nhân sự như sau
* BAN ÂM NHẠC (1950-1956)
Năm 1950, theo Sắc lệnh 172 SL (17-11-1950) của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Vụ Văn học Nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục được thành lập, trong đó có Ban Âm nhạc. Ban Âm nhạc hoạt động ở Việt Bắc (Tuyên Quang) trong ba năm (1950 -1953).
Trưởng ban: Nhạc sĩ Văn Cao
Thành viên: Tô Vũ, Nguyễn Hữu Hiếu, Xuân Thư, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Văn Trọng, Tống Văn Ngũ, Dịu Hương...
* BAN NGHIÊN CỨU NHẠC VŨ (1956-1957)
Ngày 20-9-1955 Bộ Văn hóa thành lập. Đầu năm 1956, Ban Nghiên cứu Nhạc Vũ ra đời.
Trưởng ban: GS Lưu Hữu Phước sau đó là nhạc sĩ Hoàng Kiều
Cán bộ âm nhạc: Lê Yên, Tú Ngọc, Nguyễn Đăng Hòe, Tân Huyền, Hồ Hiền An, Trần Kiết Tường, Vân Đông, Sơn Tùng, Nguyễn Văn Tý...
Cán bộ múa: Kỳ Thanh, Phan Hồ, Hồ Ngọc Cẩn, Đoan Mai, Thanh Huyền, Thẩm Thị Đôn Thư.
* BAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC (1957 – 1967)
Ban Nghiên cứu Âm nhạc có ba lần thay đổi về tổ chức:
Thời kỳ 1 (1957-1962): Năm 1957, sau khi thành lập Vụ Nghệ thuật, Ban Nghiên cứu Âm nhạc ra đời hình thành trên cơ sở của Ban Nghiên cứu Nhạc Vũ.
Trưởng ban: Nhạc sĩ Phạm Sửu.
Phó ban: Nhạc sĩ Phạm Phúc Minh.
Trụ sở: 23 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Thời kỳ 2 (1962-1964): Ngày 25-4-1962, quyết định của Bộ Văn hóa số 206-BVH/ QĐ tách Vụ Nghệ thuật thành Vụ Sân khấu và Vụ Âm nhạc và Múa. Ban Nghiên cứu Âm nhạc nằm trong Vụ Âm nhạc và Múa.
Trưởng ban: Nhạc sĩ Phạm Đình Sáu.
Phó ban: Nhạc sĩ Lê Huy.
Trụ sở: 32 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Thời kỳ 3 (1964-1967): Theo quyết định của Bộ Văn hóa số 568 VH/QĐ ngày 15-9-1964, Ban Nghiên cứu Âm nhạc nằm trong Vụ Âm nhạc và Múa chuyển về Trường Âm nhạc Việt Nam.
Trưởng ban: Nhạc sĩ Ngô Sĩ Hiển.
Phó ban: Nhạc sĩ Lê Huy.
Trụ sở: 32 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Thành viên của Ban Nghiên cứu Ầm nhạc (1957-1967): Văn Cao, Trần Kiết Tường, Vân Đông, Hà Văn Đức, Nguyễn Viêm, Nguyễn Tài Tuệ, Lê Toàn Hùng, Tú Ngọc, Nguyễn Ngọc Oánh, Đoàn Phú Cường, Tô Ngọc Thanh, Vĩnh Long, Lê Huy, Phạm Hồng Thao, Lê Quang Nghệ, Đào Trọng Từ, Thanh Đính, Phạm Đức Bằng, Lê Trung Vũ, Phạm Đức Lộc, Huy Trân, Nguyễn Liệu, Ngô Đông Hải, Hồ Thoa, Song Cầu, Nguyễn Hữu Thu, Vũ Báo, Nguyễn Đích Dũng, Sơn Tùng, Trương Đình Quang, Nguyễn Trọng Chuyền, Lê Thường, Xuân Phương, Trịnh Tuấn, Nguyễn Ngọc Điệp, Trọng Khanh, Lan Hương.
Buổi sinh hoạt vủa Ban Nghiên cứu Âm nhạc năm 1963
* VIỆN ÂM NHẠC (1967-1971)
Ngày 4 -10 -1967, quyết định số 82-VH/QĐ của Bộ Văn hóa do Bộ trưởng Hoàng Minh Giám ký thành lập Viện Âm nhạc nằm trong khối Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa.
Viện trưởng: Nhạc sĩ Phạm Đình Sáu, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Âm nhạc và Múa kiêm chức Viện trưởng Viện Âm nhạc. Sau đó Bộ ra quyết định cử nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát làm Viện trưởng.
Phó viện trưởng: Nhạc sĩ Lê Huy.
Viện gồm các phòng:
Phòng Nghiên cứu: Tô Vũ, Nguyễn Viêm, Đào Việt Hưng, Trịnh Lại, Phạm Sửu, Hà Văn Đức, Lê Toàn Hùng, Tú Ngọc, Ngô Sĩ Hiển, Nguyễn Lương Hồng, Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Hữu Thu, Huy Trân, Tô Ngọc Thanh, Quang Hải, Thanh Hà..
Phòng Tư liệu: Vĩnh Long, Huy Hậu, Hồ Thoa, Nguyễn Ngọc Oánh, Trẩn Thị Ngọc Hoàn.
Phòng máy: Trương Trọng Mạch, Trịnh Tuấn, Nguyễn Phong, Nguyễn Đình Tam.
Cải tiến nhạc khí: Minh Toàn.
Phòng Hành chính: Dương Thị Lý, Hoàng Kim Phúc, Nguyễn Thị Thanh Toàn, Đinh Thị Triệu, Nguyễn Thị Cưu.
* BAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC (1971-1976)
Ngày 1- 4 -1971 Bộ thành lập Viện Nghệ thuật do thứ trưởng Hà Xuân Trường làm Viện trưởng. Viện Âm nhạc chuyển thành Ban Nghiên cứu Âm nhạc nằm trong Viện Nghệ thuật.
Trưởng ban: Nhạc sĩ Tô Vũ.
Phó ban: Nhạc sĩ Tú Ngọc, sau là nhạc sĩ Nguyễn Viêm.
Thành viên: Vĩnh Long, Trịnh Lại, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Vũ, Nguyễn Thụy Loan, Trần Quang Huy, Đặng Hoành Loan, Đinh Xuân Ninh, Huy Trân, Nguyễn Ngọc Oánh, Nguyễn Tuấn (Tuấn Giang)…
Trụ sở: Ngoài 32 Nguyễn Thái Học còn có thêm trụ sở trong Viện Nghệ thuật ở Tăng Bạt Hổ sau chuyển về Ô Chợ Dừa.
* VIỆN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC VIỆT NAM (1976-1985)
Sau năm 1975, để ổn định tình hình quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật khi đất nước thống nhất, Bộ Văn hóa đã cử Thứ trưởng Hà Xuân Trường dẫn đầu phái đoàn của Bộ vào miền Nam nhận bàn giao các cơ sở văn hóa. Giáo sư Lưu Hữu Phước lúc đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đề xuất chuyển tổ chức âm nhạc giải phóng thành Viện Nghiên cứu Âm nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 25-8-1976, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu ký Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam. Lúc đó, Ban Nghiên cứu Âm nhạc ở miền Bắc vẫn còn nằm trong Viện Nghệ thuật. Năm 1977, Bộ quyết định tách các Ban của Viện Nghệ thuật thành các Viện chuyên ngành và Ban Nghiên cứu Âm nhạc sát nhập với Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam. Như vậy, Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam có hai cơ sở, tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Viện trưởng: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Phó viện trưởng: Nhạc sĩ Lê Huy phụ trách ở Hà Nội, nhạc sĩ Tô Vũ phụ trách ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thành viên của Viện tại Hà Nội:
Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm: Nguyễn Viêm, Nguyễn Ngọc Oánh, Hồng Liên, Trịnh Lại, Nguyễn Thuỵ Loan, Nguyễn Tuấn, Doãn Mẫn, Đặng Hoành Loan, Đinh Xuân Ninh, Nguyễn Lộc, Huy Thanh, Lê Thanh Bảo, Mông Lợi Chung, Lê Nam, Thanh Hà, Hoàng Anh Thái.
Phòng Máy: Lê Quốc Tuân, Nguyễn Đình Tam
Phòng Hành chính - Tổ chức: Dương Quang Thiện, Nguyễn Thị Bính, An Thị Hợi, Dương Thanh Giang, Phan Thị Vũ Trung.
Trụ sở: 32 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Thành viên của Viện tại thành phố Hồ Chí Minh (1976-1990, từ năm 1990, phân viện được sát nhập vào Viện Văn hóa Nghệ thuật):
Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm: Ngô Đông Hải, Lư Nhất Vũ, Kpa Y Lăng, Văn Luyện, Lê Thương, Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Văn Tý, Lê Thiện, Nguyễn Hữu Ba, Trương Việt Thông, Phan Chí Thanh, Trẩn Quang Huy, Kiều Tấn, Phạm Cừu, Phùng Thị Nhạn, Vũ Thị Kim Quy, Mai Khanh, Duy Nãi, Đặng Hùng, Nguyễn Viết Việt, Trần Thế Bảo, Kiều Hưng, Lưu Hữu Chí, Hoàng Hương, Vũ Hồng Thịnh, Bùi Lẫm.
Phòng Tư liệu: Đinh Trung Dõng (Mười Đờn), Nguyễn Vĩnh Long, Hồ Thoa, Trần Thủy Tiên, Lê Kim Lan, Bảo Phúc, Huỳnh Hữu Dũng, Phạm Ngọc Tiến, Đinh Thị Trí, Phan Đồng Lân.
Tạp chí Âm nhạc: Cáp Trọng Vinh, Phạm Quốc Thành, Lương Thanh Châu, Đỗ Trường Sơn, Trịnh Tân.
Phòng Hành chính - Tổ chức: Bùi Thanh, Phan Thị Bích Hường, Xuân Vũ, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Hữu Mậu, Lữ Thị Xuân Bích, Phạm Quang Thông, Trần Thị Kim Lan, Lại Thị Mậu, Hồ Thị Kim Tuyến, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Văn Khánh, Thụy Anh, Lê Huy Hùng, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Cẩm, Huỳnh Văn Kịch, Nguyễn Văn Long, Trương Thị Thu, Mai Thị Minh...
Trụ sở: 2 Trần Quý Khoách, TP Hồ Chí Minh.
* VIỆN ÂM NHẠC VÀ MÚA (1985 – 1995)
Ngày 25/12/1985, Bộ Văn hóa ra Quyết định số 192-VH/QĐ thành lập Viện Âm nhạc và Múa trên cơ sở của Viện Nghiên cứu Âm nhạc ghép thêm bộ phận múa. Đến năm 1988, theo quyết định số 1031-VH/QĐ ngày 8-10-1988 của Bộ Văn hóa, các Viện chuyên ngành tập hợp lại trong Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam do tiến sĩ Lê Anh Trà làm Viện trưởng, tiến sĩ Tô Ngọc Thanh làm Phó viện trưởng. Lúc này bộ phận múa lại tách khỏi Viện Âm nhạc và Múa. Đến năm 1990 Viện Âm nhạc chỉ còn cơ sở ngoài Hà Nội, Phân viện thành phố Hồ Chí Minh được sát nhập vào Viện Văn hóa Nghệ thuật.
Viện trưởng: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Phó viện trưởng: Nhạc sĩ Lê Huy đặc trách công tác bảo tàng âm nhạc, PGS-TS Nguyễn Xinh phụ trách chuyên môn.
Từ năm 1988, PGS-TS Nguyễn Xinh được Bộ quyết định cử làm Viện trưởng Viện Âm nhạc và Múa nằm trong Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
Viện gồm có các phòng:
Phòng Nghiên cứu: Nguyễn Viêm, Nguyễn Lộc, Thanh Hà, Huy Thanh, Thanh Bảo, Lê Nam, Nguyễn Thị Minh Châu, Hoàng Anh Thái, Lê Văn Toàn, Lều Kim Thanh, Y Linh, Hoàng Sơn.
Phòng Sưu tầm - Tư liệu - Thư viện - Câu lạc bộ: Doãn Mẫn, Nguyễn Ngọc Oánh, Đặng Hoành Loan, Đinh Xuân Ninh, Mông Lợi Chung, Nông Thị Nhình, Đàm Thế Vấn, Gia Kim, Nghiêm Quý Việt, Phong Lan, Tuyết Lan, Đỗ Lan Phương, Nguyễn Chính Huấn, Phạm Lê Thanh, Nguyễn Quốc Hân.
Bảo tàng âm nhạc (thành lập năm 1986): Hồng Liên, Đinh Kiền, Thanh Phương, Đặng Tân Thao, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Hòa, Lê Thanh Minh.
Bộ phận múa: Minh Hiến, Danh Thân, Hùng Thoan, Lê Thị Bạch Hường, Lã Tiến Thêm.
Phòng Hành chính - Tổ chức: Hoàng Hùng, Phan Thị Vũ Trung, Nguyễn Thị Bính, An Thị Hợi, Thanh Huyền, Dương Thanh Giang, Đăng Dương, Trần Huy Định, Nguyễn Thị Thu Thanh, Phạm Trường Thọ.
Trụ sở: 32 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
* VIỆN ÂM NHẠC (1995 – 2005)
Căn cứ Quyết định số 123-TTG ngày 1-3-1995 của Thủ tướng chính phủ về tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin, các Viện chuyên ngành sẽ sáp nhập vào các trường nhằm mục đích gắn công tác nghiên cứu với đào tạo. Viện Âm nhạc nằm trong Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã sát nhập vào Nhạc viện Hà Nội.
Viện trưởng: PGS-TS Nguyễn Xinh.
Năm 1996 Viện trưởng Nguyễn Xinh đột ngột qua đời. Năm 1997 Bộ quyết định bổ nhiệm PGS-TS Nguyễn Phúc Linh làm Viện trưởng.
Phó viện trưởng: Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan (1997-2004), TS Lê Văn Toàn (2003-2006)
Viện gồm có các phòng:
Phòng Sưu tầm - Nghiên cứu: Nông Thị Nhình, Nguyễn Thị Minh Châu, Hoàng Anh Thái, Nguyễn Thủy Tiên, Tạ Quang Động, Hồ Thị Hồng Dung, Trịnh Xuân Hải, Văn Đình Tiến Dũng, Nguyễn Hiền Đức, Nguyễn Đình Lâm.
Phòng Thông tin - Xuất bản: Phạm Minh Hương, Đỗ Quý Linh, Hoàng Diệu Thương, Nguyễn Thị Sáu, Bùi Thị Ngọc Hòa.
Phòng Trưng bày Nhạc cụ truyền thống Việt Nam: Đặng Hoài Thu, Mai Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Hồng Lan, Ngô Đức Lưu, Nguyễn Kim Thắng.
Phòng Máy công nghệ - thu thanh: Nguyễn Thế Đức, Nguyễn Đức Phương, Trẩn Hải Đăng, Nguyễn Trẩn Khánh, Nguyễn Anh Dũng, Phạm Trường Thọ, Nguyễn Quốc Hân, Nguyễn Quốc Trung, Trần Thanh Phương, Nguyễn Danh Long, Đinh Khánh Linh, Hoàng Thị Hà.
Phòng Tư liệu - Thư viện: Phạm Lê Thanh, Nguyễn Chính Huấn, Nguyễn Thị Loan, Vũ Vân Hương, Đỗ Thúy Hoàn, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Tình, Vũ Mạnh Cường, Hoàng Thư Tín, Vũ Thúy Kiều Oanh.
Phòng Hành chính - Quản trị: Nguyễn Thị Bính, Nguyễn Thu Thanh, Trần Huy Định, Dương Thanh Giang, Đào Lê Hằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Văn Hà, Lê Thu Hiền, Trần Sĩ Sinh, Trần Văn Tiến.
Trụ sở: 32 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
* VIỆN ÂM NHẠC (2005 – 2010)
Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhạc viện Hà Nội chính thức đổi tên thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Viện Âm nhạc là đơn vị trực thuộc nằm trong Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Viện trưởng: TS. Lê Văn Toàn
Phó viện trưởng: ThS Nguyễn Bình Định, ThS Phạm Minh Hương
Viện gồm có 9 phòng chức năng:
Phòng Sưu tầm - Nghiên cứu: Nguyễn Thủy Tiên (Trưởng phòng), Nguyễn Thị Minh Châu, Hoàng Anh Thái, Tạ Quang Động, Nguyễn Hiền Đức.
Phòng Thông tin-Xuất bản: Hồ Thị Hồng Dung (Trưởng phòng), Hoàng Diệu Thương, Bùi Thị Ngọc Hòa, Đinh Khánh Linh.
Phòng Tư liệu-Thư viện: Phạm Lê Thanh (Trưởng phòng), Lê Thanh Hương, Nguyễn Thị Thu Hằng, Hoàng Thị Hà, Nguyễn Trâm Anh, Vũ Thị Mai Chi.
Phòng Hệ thống và văn bản hóa tư liệu: Đặng Bá Oánh (Trưởng phòng), Đỗ Thị Thanh Nhàn, Vũ Thúy Kiều Oanh, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Đình Lâm.
Phòng Trưng bày Nhạc cụ truyền thống Việt Nam: Đặng Hoài Thu (Trưởng phòng), Nguyễn Thị Hồng Lan, Ngô Đức Lưu, Nguyễn Trọng Hào, Tạ Thị Dần, Lê Kiều Anh, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Thương Huyền.
Phòng Máy công nghệ: Nguyễn Thế Đức (Trưởng phòng), Nguyễn Quốc Hân, Nguyễn Trần Khánh, Nguyễn Danh Long, Phạm Văn Thái.
Phòng Thu thanh: Trần Hải Đăng (Trưởng phòng), Nguyễn Anh Dũng.
Phòng Hành chính: Nguyễn Thị Thu Thanh (Trưởng phòng), Dương Thanh Giang, Trần Huy Định, Phạm Minh Quyết, Nguyễn Trọng Anh, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Duy Tân.
Phòng Quản trị: Nguyễn Văn Thưa (Trưởng phòng), Lê Thị Thu Hiền, Đinh Việt Thắng, Phạm Minh Hiển, Lê Thanh Thúy, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Tiến Đạt, Vũ Diệu Hương, Trẩn Văn Tiến, Tạ Xuân Phong, Nguyễn Văn Đồng, Cung Hồng Phú, Cung Hồng Quý, Mai Văn Liễu, Đỗ Đình Khánh.
Trụ sở: Khu CC2, Khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tập thể cán bộ nhân viên Viện Ầm nhạc năm 2010
* VIỆN ÂM NHẠC (2011 – 2015)
Viện trưởng: PGS.TS Lê Văn Toàn
PGS.TS Nguyễn Bình Định (Bắt đẩu từ năm 2013)
Phó viện trưởng: ThS Phạm Minh Hương, Trần Hải Đăng
Viện gồm có 8 phòng chức năng:
Phòng Sưu tầm - Nghiên cứu: Nguyễn Thủy Tiên (Trưởng phòng), Tạ Quang Động, Đào Thị Hồng Lê, Nguyễn Vương Hoàng, Lương Thị Hồng Thắm.
Phòng Thông tin-Xuất bản: Nguyễn Hiền Đức (Phó trưởng phòng), Bùi Thị Ngọc Hòa, Đinh Khánh Linh, Nguyễn Quỳnh Hân, Hoàng Trà My, Vy Hồng Linh, Nguyễn Tiến Đạt.
Phòng Tư liệu-Thư viện: Lê Thanh Hương, (Phó trưởng phòng), Nguyễn Thị Thu Hằng, Hoàng Thị Hà, Ngô Kim Dung.
Phòng Hệ thống và văn bản hóa tư liệu: Đặng Bá Oánh (Trưởng phòng), Vũ Thúy Kiều Oanh, Nguyễn Thị Hiền, Tạ Thị Dần, Vũ Thị Tiên.
Phòng Trưng bày Nhạc cụ truyền thống Việt Nam: Đặng Hoài Thu (Trưởng phòng), Nguyễn Thị Hồng Lan, Ngô Đức Lưu (Phó trưởng phòng), Nguyễn Trọng Hào, Nguyễn Kim Ngọc, Phan Thị Lan Hương, Phạm Xuân Tôn, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thu Thủy, Vi Thị Thu, Trần Thị Lụa, Vương Thị Loan.
Phòng Máy công nghệ: Nguyễn Thế Đức (Trưởng phòng), Nguyễn Trần Khánh (Phó trưởng phòng), Nguyễn Danh Long, Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Văn Thái, Đinh Việt Thắng, Lê Thanh Thúy, Nguyễn Trung Kiên, Doãn Diệp Hương.
Phòng Thu thanh: Đoàn Thanh Tùng, Trần Minh Đức.
Phòng Hành chính - tổng hợp: Nguyễn Thị Thu Thanh (Trưởng phòng), Trần Huy Định, Phạm Minh Quyết, Nguyễn Trọng Anh (Phó trưởng phòng), Nguyễn Huy Tân. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thảo, Đỗ Ngọc Hùng, Tạ Xuân Phong, Nguyễn Văn Đồng, Cung Hồng Phú, Cung Hồng Quý, Mai Văn Liễu, Đỗ Đình Khánh, Nguyễn Văn Thảo.
Trụ sở: Khu CC2, Khu đô thị mới Mỹ Đình, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tập thể cán bộ nhân viên Viện Ầm nhạc năm 2015