Âm nhạc dân gian các dân tộc tỉnh Lạng sơn- Vĩnh phúc

Nghe trích đoạn
LẠNG SƠN, một tỉnh ở miền núi phía Bắc Việt Nam, là nơi cư trú của các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Sán, Chay, Hmông, Thái, Mường, Ê đê, Sán Dìu. Trong đó nếu kể đến các dân tộc thiểu số thì hai dân tộc Tày và Nùng có số dân đông hơn cả. Mỗi dân tộc ở đây đều có một nền âm nhạc dân gian phong phú, hấp dẫn với nhiều nét đặc thù riêng biệt. Năm 2006, Dự án “Hỗ trợ văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững” 2005-2009 do quỹ SIDA (Thuỵ Điển) tài trợ triển khai tại tỉnh Lạng Sơn đã tập trung sưu tầm vốn nghệ thuật âm nhạc và múa dân gian của ba dân tộc Tày, Nùng và Sán Chay. Trong đĩa CD này, chúng tôi xin trích giới thiệu một số tiết mục âm nhạc và múa dân gian của ba dân tộc nói trên.
VĨNH PHÚC là một tỉnh thuộc vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ, ở phía Tây- Bắc của Thủ Đô Hà Nội với diện tích tự nhiên khoảng, 371,48km2, dân số là 1,2 triệu người. Nằm trên vùng đất chuyển tiếp giữa châu thổ và miền sơn cước, chính đặc điểm địa lý này đã tạo ra cho nơi đây nhiều nét văn hoá riêng biệt. Cùng cư trú với người Kinh, ở Vĩnh Phúc còn có đồng bào các dân tộc thiểu số như người Sán Dìu, người Cao Lan (Sán Chay), người Tày, người Dao…. Với lối canh tác nửa lúa nước, nửa lúa cạn, kết hợp trồng các loại hoa màu, chăn nuôi gia súc, săn bắn, họ đã tạo dựng được mảnh đất này. Đời sống văn hoá văn nghệ dân gian của các dân tộc nơi đây rất phong phú với nhiều nét đặc trưng riêng.
Năm 2006, Dự án Hỗ trợ văn hoá Việt Nam vì sự phát triển bền vững 2005-2009 do quỹ SIDA (Thuỵ Điển) tài trợ triển khai tại tỉnh Lạng Sơn và Vĩnh Phúc, Viện Âm nhạc đã tập trung sưu tầm vốn nghệ thuật âm nhạc và múa dân gian của ba dân tộc Tày, Nùng và Sán Chay, Sán Dìu và Cao Lan.
(CD)