Báo cáo tổng kết kiểm kê ca trù năm 2013-2014
Ca trù là một loại hình nghệ thuật âm nhạc truyền thống của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp từ năm 2009.
Kiểm kê di sản hàng năm là một trong những kế hoạch hành động, bảo vệ di sản mà chúng ta đã cam kết với UNESCO khi đệ trình hồ sơ. Việc kiểm kê Ca trù lần đầu tiên vào năm 2008 đã được triển khai tại 15 tỉnh thành trên khắp cả nước để phục vụ cho công tác xây dựng bộ hồ sơ quốc gia "Hát Ca trù người Việt". Sau khi bộ môn nghệ thuật Ca trù được đón nhận danh hiệu, công việc kiểm kê về những vấn đề liên quan đến di sản này vẫn được các địa phương thực hiện hàng năm và cứ 2 năm/lần các địa phương lại gửi báo cáo tổng hợp những số liệu kiểm kê về Viện Âm nhạc.
Theo đúng kế hoạch, vào tháng 11 năm 2014, lần thứ 3, các địa phương có di sản văn hóa Ca trù đã tiếp tục gửi kết quả kiểm kê năm 2013 – 2014. Nếu năm 2011-2012 chỉ có 10/15 tỉnh làm công tác kiểm kê thì trong năm 2013-2014 15/15 tỉnh thành đều thực hiện công việc này một cách khá nghiêm túc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy nhận thức trong vấn đề kiểm kê di sản đã được các nhà quản lý văn hóa địa phương dường như có sự quan tâm hơn.
Năm 2014, nội dung kiểm kê chi tiết hơn, đặc biệt là kiểm kê về yếu tố "con người" liên quan tới bộ môn nghệ thuật này. Nếu năm 2012, các tỉnh kiểm kê chung về số lượng người biết đàn, hát và múa Ca trù (mẫu 1), thì năm 2013-2014, Viện Âm nhạc hướng dẫn các tỉnh phân loại "nghệ nhân" thành 3 cấp độ: "nghệ nhân lão thành", "nghệ nhân Ca trù" và "những người biết đàn, hát, múa Ca trù". Các mẫu còn lại như: các tổ chức sinh hoạt Ca trù (mẫu 3), Di tích gắn với Ca trù (mẫu 4), Hiện vật liên quan đến Ca trù (mẫu 5) không có gì thay đổi về nội dung kiểm kê so với năm 2012. Từ các báo cáo mà các địa phương gửi về Viện Âm nhạc, chúng tôi tổng kết lại theo nội dung các mẫu biểu như sau:
A. SỐ LIỆU KIỂM KÊ CỦA CÁC TỈNH NĂM 2013 - 2014
Mẫu 1: NGƯỜI THỰC HÀNH ĐÀN, HÁT, MÚA CA TRÙ
BẮC GIANG
- Không có nghệ nhân lão thành
- Không có nghệ nhân Ca trù
- Có 87 người thực hành đàn, hát, múa Ca trù
BẮC NINH
- 03 nghệ nhân lão thành - 08 nghệ nhân Ca trù - 150 người biết đàn hát Ca trù
HÀ NỘI
- 26 nghệ nhân lão thành - 32 nghệ nhân Ca trù - 187 người biết đàn hát Ca trù
HÀ TĨNH
- 09 nghệ nhân lão thành - 14 nghệ nhân Ca trù - 56 người biết đàn hát Ca trù
HẢI DƯƠNG
- 02 nghệ nhân lão thành
- 03 nghệ nhân Ca trù
-158 người biết đàn hát Ca trù
HẢI PHÒNG
- 02 nghệ nhân lão thành
- 10 nghệ nhân Ca trù
- 09 người biết đàn hát Ca trù
TP. HỒ CHÍ MINH
- Không có nghệ nhân lão thành - 01 nghệ nhân Ca trù
- 26 người biết đàn, hát Ca trù
HƯNG YÊN
- 02 nghệ nhân lão thành
- 03 nghệ nhân Ca trù
- không khai
NAM ĐỊNH
- Không có nghệ nhân lão thành và nghệ nhân Ca trù - 16 người biết đàn hát Ca trù
NGHỆ AN
- 04 nghệ nhân lão thành
- 08 nghệ nhân Ca trù
- 43 người biết đàn hát Ca trù
PHÚ THỌ
- Không có nghệ nhân lão thành và nghệ nhân Ca trù.
- 32 người biết đàn, hát Ca trù
QUẢNG BÌNH
- Không có nghệ nhân lão thành
- 04 nghệ nhân Ca trù
- 112 người biết đàn, hát Ca trù
THÁI BÌNH
- Không có nghệ nhân Ca trù - 85 người biết đàn hát Ca trù
THANH HÓA
- 02 nghệ nhân lão thành
- 17 nghệ nhân Ca trù
- 56 người biết đàn hát Ca trù
VĨNH PHÚC
- 03 nghệ nhân lão thành - 02 nghệ nhân Ca trù
- 16 người biết đàn hát Ca trù
Mẫu 3: CÁC TỔ CHỨC SINH HOẠT CA TRÙ
BẮC GIANG: 12 câu lạc bộ
BẮC NINH: 08 câu lạc bộ
HÀ NỘI: 23 câu lạc bộ
HÀ TĨNH: 04 câu lạc bộ
HẢI DƯ¬ƠNG: 05 câu lạc bộ
HẢI PHÒNG: 02 câu lạc bộ
TP. HỒ CHÍ MINH: 01 câu lạc bộ
HƯ¬NG YÊN: 03 câu lạc bộ
NAM ĐỊNH: 03 câu lạc bộ
NGHỆ AN: 06 câu lạc bộ
PHÚ THỌ: 01 câu lạc bộ
QUẢNG BÌNH: 09 câu lạc bộ
THÁI BÌNH: 03 câu lạc bộ
THANH HOÁ: 09 câu lạc bộ
VĨNH PHÚC: 01 câu lạc bộ
Mẫu 4: DI TÍCH GẮN VỚI CA TRÙ
Đối với mẫu này, địa phương nào có số liệu cập nhật liên quan tới các di tích đã bị hoang phế, xuống cấp và được tôn tạo trong 2 năm 2013 - 2014 mới cần kê khai
BẮC NINH: 01 di tích được tôn tạo
HÀ NỘI: 01 di tích được tôn tạo
HÀ TĨNH: 01 di tích được tôn tạo
NGHỆ AN: 01 di tích được tôn tạo
Mẫu 5: HIỆN VẬT LIÊN QUAN ĐẾN CA TRÙ
Đối với mẫu này, địa phương nào có số liệu cập nhật, tìm thêm được hiện vật mới liên quan đến Ca trù mới cần phải kê khai
BẮC GIANG: 01 hiện vật
BẮC NINH: 01 thần tích, 02 sắc phong
HẢI PHÒNG: 01 thần phả, 01 sắc phong
THÁI BÌNH: 01 cuốn sách cổ
VĨNH PHÚC: 01 bia đá
B. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ SỐ LIỆU KIỂM KÊ CỦA 15 TỈNH, THÀNH PHỐ CÓ DI SẢN VĂN HÓA CA TRÙ:
Như vậy tính đến hết tháng 11/2014, dựa trên báo cáo của 15 tỉnh thành, chúng tôi có thể tạm đưa ra hiện trạng hoạt động và những biến đổi về số liệu kiểm kê của các tỉnh, tính từ năm 2009 như sau:
1. Tỉnh Bắc Giang:
- Số lượng CLB tăng năm 2009 – 2010 toàn tỉnh có 03 CLB đến 2014 đã có 12 CLB
- Số lượng người biết đàn hát, múa ca trù năm 2009 – 2010 chỉ có 28 người đến 2014 đã có 87 người.
- Từ năm 2012 cho đến nay TTVH tỉnh đã tổ chức lớp truyền dạy ca trù, mở các lớp ngoại khóa ở các trường THCS và THPT làm quen với nghệ thuật ca trù
- Sinh hoạt định kỳ một lần trong tháng
- Tỉnh đã tổ chức liên hoan ca trù giữa các CLB trong tỉnh lần thứ nhất
- Đã có kế hoạch 3 năm sẽ tổ chức liên hoan ca trù trong tỉnh 1 lần
2. Tỉnh Bắc Ninh:
- Số lượng CLB tăng năm 2009- 2010 tỉnh chỉ có 05 CLB đến 2014 đã có 08 CLB
- Số lượng nghệ nhân lão thành đã có 03 người
- Số lượng nghệ nhân ca trù từ 2009 – 2012 không có nay 2013 – 2014 có 08 người
- Số lượng người thực hành đàn hát, múa ca trù năm 2009 – 2010 chỉ có 128 người nay đến 2013 – 2014 đã có 150 người
- Sưu tầm them được nhiều tư liệu liên quan đến ca trù (01 thần tích, 02 sắc phong)
- Năm 2013 – 2014 tu bổ tôn tạo nhà thờ tổ trò ở thôn Tiểu Than, xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình
- Các CLB thường xuyên luyện tập, tổ chức biểu diễn giao lưu 1 lần/tháng
- Tỉnh có đầu tư kinh phí cho các CLB tổ chức sinh hoạt
3. TP. Hà Nội:
- Số lượng CLB và các tổ chức sinh hoạt ca trù 2009 – 2010 có 18 CLB đến nay đã có 23 CLB và các tổ chức sinh hoạt.
- Các hoạt động biểu diễn và sinh hoạt đều có lịch duy trì 01 lần/tháng (Đặc biệt CLB ca trù Hà Nội, CLB ca trù Thăng Long biểu diễn 01/tuần quảng bá cho khách trong và ngoài nước)
- Tổ chức truyền dạy tại các CLB được làm thường xuyên đào tạo được lớp ca nương đào, kép kế cận có tính chuyên nghiệp cao
- Sớ lượng nghệ nhân lão thành năm 2013 – 2014 giảm (do cụ Nguyễn Thị Chảm và cụ Nguyễn Thị Chúc mất do tuổi cao)
- Số lượng người tham gia thực hành đàn hát, múa ca trù tăng (năm 2009 – 2010 có 157 người đến 2013 – 2014 có 187 người)
- Bảo tồn hát ca trù với các làn điệu cổ (đặc biệt là lối hát Khuôn)
- Phục dựng lối hát Cửa đình và đã đưa vào phục vụ lễ hội
- Phục dựng xong lối hát chơi
4. Tỉnh Hà Tĩnh:
- Số lượng CLB và các tổ chức sinh hoạt ca trù không tăng
- Số lượng nghệ nhân lão thành 2009 – 2010 có 10, năm 2012 – 2014 giảm 1 cụ (cụ Phạm Thị Môn mất 2012)
- Số lượng nghệ nhân ca trù tăng 2 người (năm 2009 – 2010 có 12 người. Năm 2013 – 2014 có 14 người)
- Số người thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng 8 người (năm 2009 – 2010 có 48 người. Năm 2013 – 2014 có 56 người)
- Từ 2009 đến 2012 có tổ chức liên hoan ca trù trong các sự kiện lớn của tỉnh
- Duy trì các lớp truyền dạy ca trù 02buổi/tuần tại khu di tích thờ Nguyễn Công Trứ
5. Tỉnh Hải Dương:
- Số lượng CLB không tăng
- Số lượng nghệ nhân lão thành không thay đổi
- Số người thực hành đàn, hát, múa ca trù năm 2009 – 2010 có 118 người đến năm 2013 – 2014 có 158 người)
- Duy trì hoạt động 2 lần/tháng
- Duy trì tổ chức liên hoan giữa các CLB trong tỉnh 1 lần/năm
- Năm 2013 sở VHTT – DL phối hợp với Viện Âm nhạc tổ chức lớp truyền dạy ca trù hát thờ cho 20 học viên từ 04 CLB (do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ dạy)
6. TP. Hải Phòng:
- Số lượng CLB không tăng
- Số lượng nghệ nhân lão thành giảm 2009 – 2010 có 05 cụ đến 2013 – 2014 còn 02 cụ (03 cụ mất do tuổi cao là cụ Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hán, Tô Thị Chè)
- Số lượng nghệ nhân ca trù tăng 03 người (năm 2009 – 2010 có 07 người đến năm 2013 – 2014 có 10 người)
- Số người thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng 1 người (năm 2009 – 2010 có 8 người đến năm 2013 – 2014 có 9 người)
- Số hiện vật liên quan đến ca trù 2013- 2014 tìm được 01 thần phả, 01 sắc phong
- Duy trì sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng
7. TP. Hồ Chí Minh:
- Số lượng CLB không tăng
- Không có nghệ nhân lão thành
- Số lượng nghệ nhân ca trù không tăng
- Số lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù không tăng
8. Tỉnh Hưng Yên:
- Số lượng CLB tăng (2009 – 2010 có 02 CLB, năm 2013 – 2014 có 03 CLB)
- Số lượng nghệ nhân lão thành không tăng, giảm
- Số lượng nghệ nhân ca trù không tăng, giảm
- Số lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù năm 2009 – 2010 có 52 người đến năm 2013 – 2014 có 65 người tăng 13 người
- Có phối hợp với các trường THCS và THPT để biểu diễn nghệ thuật ca trù
- Các CLB có lịch tập định kỳ 1 lần/tháng
- Năm 2012 đã tu bổ được 01 di tích là đền Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu
- Có tham dự liên hoan ca trù do trung ương tổ chức
9. Tỉnh Nam Định:
- Số lượng CLB tăng so với năm 2009 – 2010 (tăng 02 CLB tính đến năm 2014)
- Nghệ nhân lão thành và nghệ nhân ca trù không có
- Số lượng người biết thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng 02 người (Năm 2009 – 2010 có 16 người đến năm 2013 – 2014 có 18 người)
- Năm 2013 và 2014 mở các lớp học ca trù vào hè cho học sinh
- Phục vụ biểu diễn trong lễ hội và các sự kiên quan trọng của tỉnh
10. Tỉnh Nghệ An:
- Số lượng CLB tăng 01 (Năm 2009 – 2010 có 05 CLB, năm 2013 – 2014 có 06 CLB)
- Số lượng nghệ nhân lão thành giảm 01 (cụ Trần Hải mất năm 2012 do tuổi cao). Hiện tại có 04 nghệ nhân lão thành
- Số lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng (Năm 2009 – 2010 có 32 người đến năm 2013 – 2014 có 43 người tăng 11 người)
- Lịch sinh hoạt của các CLB duy trì 1 lần/tháng
- Tôn tạo lại 01 di tích vào năm 2012: Đền Cháng, xã Diễn Yên nơi tổ chức hát ca trù hàng năm
11. Tỉnh Phú Thọ:
- Số lượng CLB vẫn duy trì không tăng giảm
- Không có nghệ nhân lão thành và nghệ nhân ca trù
- Số lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng 06 người (Năm 2009 – 2010 có 26 người đến năm 2013 – 2014 có 32 người)
- Duy trì sinh hoạt tập luyện 1 lần/tháng
12. Tỉnh Quảng Bình:
- Số lượng CLB a trù không tăng, giảm
- Số lượng nghệ nhân ca trù tăng 02 người (năm 2009 – 2010 có 02 người đến năm 2013 – 2014 có 04 người)
- Số người thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng 14 người (năm 2009 – 2010 có 98 người đến năm 2013 – 2014 có 112 người)
- Các CLB duy trì tập luyện, sinh hoạt có định kỳ 1 lần/tháng
13. Tỉnh Thái Bình:
- Số lượng CLB không tăng giảm
- Số lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù giảm 28 người (Năm 2009 – 2010 có 113 người đến năm 2013 – 2014 có 85 người. Lý do vì điều kiện xã hội sinh sống họ chuyển đi các vùng khác làm ăn)
- Vẫn duy trì sinh hoạt, tập luyện 1 lần/tháng
- Từ 2009 đến 2014 vẫn bảo quản lưu trữ tốt cuốn sách cổ bằng chữ Hán Nôm ở đền Đồng Xuân ghi chép 8 bài ca trù tổ thánh và 1 bài tế tổ nghề ca công
- Năm 2013 mở lớp mời các nghệ nhân cao tuổi ở các giáo phường tỉnh ngoài về truyền dạy ở địa phương cho lớp trẻ
14. Tỉnh Thanh Hóa:
- Số lượng CLB tăng 01 (Năm 2009 – 2010 có 08 CLB, năm 2013 – 2014 có 09 CLB)
- Số lượng nghệ nhân lão thành không tăng, giảm
- Số lượng nghệ nhân ca trù không tăng, giảm
- Số lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng 15 người (Năm 2009 – 2010 có 41 người đến năm 2013 – 2014 có 56 người)
- Hiện tại có 01 di tích nhà thờ tổ họ Hà thờ Đào nương Hà Thị Thắm ở làng Đẻn, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa bị hoang phế
- Năm 2013 – 2014 đã tôn tạo được cánh đồng ca công mộ đào nương Trần Thị Duyên ở huyện Vĩnh Lộc
- Tổ chức sinh hoạt giao lưu, giới thiệu ca trù trong các sự kiện lớn của tỉnh
- Hàng năm có tổ chức giới thiệu cho các em học sinh vào dịp hè về nghệ thuật ca trù
- Có lịch sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng
15. Tỉnh Vĩnh Phúc:
- Số lượng CLB không tăng giảm
- Số lượng nghệ nhân lão thành và nghệ nhân ca trù không tăng, giảm
- Số lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù tăng 04 người (Năm 2009 – 2010 có 12 người đến năm 2013 – 2014 có 16 người)
- Hoạt động trình diễn tần suất của năm 2009 – 2010 từ 6- 8 lần/năm. Nay 2013 – 2014 từ 8- 12 lần/năm
- Bảo tồn tốt 01 bia đá ở đền Khánh Nhi huyện Vĩnh Tuồng
- Các nghệ nhân còn khả năng vẫn tích cực truyền dạy cho các hạt nhân ở tại các CLB
- CLB ca trù trung tâm văn hóa Tỉnh mở rộng số lượng thành viên tham gia sinh hoạt, đồng thời tích cực truyền dạy cho các làn điệu ca trù cho thành viên mới
- Các CLB vẫn duy trì tốt lịch sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng
C. TỔNG KẾT CHUNG:
Nếu so sánh với số lượng những người biết đàn, hát Ca trù, năm 2012, ngoại trừ Hưng Yên không kê khai rõ số lượng người thực hành Ca trù, các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Thái Bình số lượng người biết đàn hát Ca trù không thay đổi. Đặc biệt số lượng người biết đàn và hát ca trù ở 11 tỉnh thành là Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc đều tăng lên. Tuy số lượng tăng lên không quá nhiều nhưng đây cũng là một tín hiệu mừng cho phong trào sinh hoạt và phát triển Ca trù ở các địa phương này. Trong cả nước, tổng số lượng nghệ nhân lão thành giảm 07 người (đã mất do cao tuổi, năm 2009 – 2010 có 60 người đến 2013 – 2014 còn 53 người). Tổng số lượng nghệ nhân ca trù từ năm 2009 đến 2014 tăng 49 người (năm 2009 – 2010 có 52 người, năm 2013 – 2014 có 102 người). Tổng số lượng lượng người thực hành đàn, hát, múa ca trù từ năm 2009 đến 2014 tăng 197 người (năm 2009 – 2010 có 903 người, năm 2013 – 2014 có 1100 người).
Về các tổ chức sinh hoạt Ca trù, tổng số lượng CLB ca trù trong cả nước từ 2009 đến 2014 tăng 22 CLB (Năm 2009 – 2010 có 68 CLB đến 2013 – 2014 có 90 CLB). So với năm 2012, số lượng các câu lạc bộ ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa đã tăng lên. Các tỉnh còn số lượng các câu lạc bộ có sinh hoạt Ca trù vẫn giữ nguyên. Nhìn chung lịch sinh hoạt, hoạt động biểu diễn vẫn được duy trì hàng tháng, các CLB ở các tỉnh biểu diễn phục vụ quảng bá ca trù trong các dịp lễ lớn ở địa phương. Tần suất sinh hoạt biêu diễn ở các CLB đều đặn 1 lần/tháng. Riêng 2 CLB ở Hà Nội có lịch diễn 01 lần/tuần cho khách trong và ngoài nước
Số lượng di tích liên quan đến Ca trù được tôn tạo trong năm 2013-2014 là 5 di tích.
Về các hiện vật liên quan tới Ca trù đ¬ược địa phư¬ơng kê khai lần này bao gồm cả sắc phong, thần phả. So với năm 2012, số lượng hiên vật liên quan đến ca trù tăng 03 hiện vật (các hiện vật quí như bia đá, sách cổ chữ Hán Nôm viết 8 làn điệu ca trù, đàn đáy của cụ Trần Hải vẫn bảo tồn tốt)
Có thể nhận xét rằng, so với các đợt kiểm kê ở những năm trước, năm 2014 hầu hết các tỉnh thành đều báo cáo kiểm tương đối kê rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định lại số liệu kiểm kê, chúng tôi thấy vẫn có những số liệu bất hợp lý. Chẳng hạn, trong báo cáo kiểm kê của Hải Phòng, tổng số người biết đàn hát Ca trù ít hơn tổng số nghệ nhân được kê khai. Phải chăng, Hải Phòng chỉ kiểm kê ở khu vực thành phố mà không đi thu thập số liệu kiểm kê từ các huyện, ví dụ như huyện Đông Môn, một huyện có phong trào sinh hoạt Ca trù khá phát triển và đã gặt hái nhiều thành công khi tham dự liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014 do Viện Âm nhạc tổ chức. Tỉnh Hưng Yên hoàn toàn không gửi số liệu về người biết đàn hát Ca trù.
Chúng tôi, những người làm chuyên môn mong rằng, trong những năm tới Ca trù thật sự được cơ quan chức năng ở trung ương và đặc biệt ở các địa phương quan tâm nhiều hơn nữa để các hình thức sinh hoạt Ca trù thực sự sống, tồn tại và phát triển được trong môi trường văn hóa của cộng đồng. Là cơ quan xây dựng Hồ sơ “Hát ca trù người Việt” đệ trình lên UNESCO, trong năm tới chúng tôi hy vọng sẽ được sự hỗ trợ của cộng đồng nhiều hơn nữa để Việt Nam có thể báo cáo tới UNESCO những thông tin để UNESCO công nhận di sản "Hát Ca trù người Việt" sẽ "thoát" ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp .
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014
TIỂU BAN KIỂM KÊ CA TRÙ VIỆN ÂM NHẠC