Mã số: CTDT.29.17/16-20
1- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Bình Định
2- Các thành viên tham gia:
Ths. Phạm Minh Hương
Ths. Nguyễn Thị Hải Nhung
PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm
PGS.TS. Kiều Trung Sơn
TS. Tạ Quang Động
Ths. Bùi Ngọc Phúc
Ths. Nguyễn Thủy Tiên
Ths. Nguyễn Vương Hoàng
Ths. Đào Thị Hồng Lê
3- Cơ quan chủ trì: Viện Âm nhạc
4- Mục tiêu chung:
Trên cơ sở làm rõ hiệu quả, tác động của chính sách và nhận diện những vấn đề cấp bách trong bảo tồn và phát huy, tiến hành đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đến năm 2030.
5- Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về nghiên cứu công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; những trào lưu lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc truyền thống đối với thế giới và Việt Nam...;
Thứ hai: Làm rõ bài học cho Việt Nam thông qua nghiên cứu kinh nghiệm (chính sách, mô hình, giải pháp...) của một số quốc gia trên thế giới về bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số;
Thứ ba: Đánh giá được kết quả, hiệu quả và tác động chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam từ năm 1986 đến nay;
Thứ tư: Nhận diện được những vấn đề cấp bách trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam;
Thứ năm: Đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đến năm 2030.
Thứ sáu: Cung cấp thông tin, dữ liệu, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm phục vụ công tác hoạch định và thực hiện hiệu quả, lâu dài chính sách dân tộc trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
6- Các nội dung nghiên cứu chính:
Đề tài làm rõ các nội dung sau:
Nội dung 1: Hệ thống cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Nội dung 2: Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trên thế giới trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số.
Nội dung 3: Nghiên cứu thực trạng bảo tồn, thực hành các di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Nội dung 4: Nghiên cứu nhu cầu hưởng thụ âm nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là giới trẻ trong những năm gần đây.
Nội dung 5: Nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai, các thể loại âm nhạc khác đối với hiện trạng tồn tại các di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.
Nội dung 6: Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, trong đó có di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt là trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2016).
Nội dung 7: Nhận diện và dự báo xu hướng của những vấn đề cấp bách trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số hiện nay
Nội dung 8: Đề xuất các quan điểm, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2030.
7- Các sản phẩm chính:
Dạng I:
(1) Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả nghiên cứu:
- Hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS;
- Đánh giá kết quả, hiệu quả trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS nước ta, từ năm 1986 đến nay.
- Nhận diện những vấn đề cấp bách trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của DTTS Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản âm nhạc cổ truyền của các DTTS Việt Nam, đến năm 2030
(2) Báo cáo tóm tắt:
- Phản ánh những nội dung cơ bản của báo cáo tổng hợp.
(3) Báo cáo kiến nghị:
Bản kiến nghị thể hiện ngắn gọn, rõ ràng chính kiến của tập thể tác giả, đảm bảo cơ sở khoa học, phục vụ thiết thực cho việc phát triển lý luận và giải quyết những vấn đề thực tiễn trọng yếu trong hoạch định và thực thi chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Dạng II:
Có 3 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí quốc tế hoặc kỷ yếu hội thảo quốc tế.
- Sách chuyên khảo “Giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”.
8- Thời gian thực hiện: 30 tháng (Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 11 năm 2019)
9- Tổng số kinh phí thực hiện; kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: 3.200.000.000 (đồng)
Phương thức khoán chi: Khoán từng phần, trong đó
+ Kinh phí khoán: 3.200.000.000 (đồng)
+ Kinh phí không khoán: 0 (đồng)