Một số vấn đề về âm điệu 6 bản Bắc nhạc Tài tử Nam Bộ

10-04-2023, 09:59

BÙI THIÊN HOÀNG QUÂN*

Sự kế thừa truyền thống văn hóa - âm nhạc nơi quê cha đất tổ ở phương Bắc kết hợp với truyền thống văn hóa - âm nhạc của các cư dân bản địa ở phương Nam đã sáng tạo nên những thể loại âm nhạc mới, trong đó có nhạc Tài tử Nam Bộ. Trong quá trình hình thành nghệ thuật biểu diễn âm nhạc Tài tử Nam Bộ đã xuất hiện những nghệ nhân, nghệ sĩ nổi tiếng mà những ai đã yêu loại hình âm nhạc này không thể không biết. Đó là những người chơi đàn điêu luyện, có kỹ thuật diễn tấu cao và nắm bắt được những phong cách trong biểu diễn nhạc Tài tử Nam Bộ và cùng nhau sáng tạo nên những giai điệu rất bình dị nhưng mang đẩy tính phóng khoáng, sáng tạo.

Đặc trưng trong thể loại âm nhạc này là: tính diễn xướng với những sáng tạo tại chỗ; tính chuyên nghiệp trong trình tấu và cảm thụ; tính dị bản và tính ngẫu hứng trong diễn tấu.

1. Âm điệu các bài bản

Ngoài các yếu tố để được xác định là một điệu thức theo âm nhạc cổ điển phương Tây, điệu thức của âm nhạc cổ truyền Việt Nam cẩn phải có thêm yêu tố xác định các âm “nhấn nhá”. Giáo sư Trẩn Văn Khê khi so sánh điệu Bắc và điệu Nam, ông dựa vào 7 yếu tố: thang âm, âm mở đẩu và âm kết thúc bài bản, nhịp độ, số nhịp trong câu, cách tô điểm âm, cách lên dây đàn tranh, kìm, cò... và tính chất vui, buồn của bản nhạc.

Để làm rõ nhận định trên, chúng ta có thể phân tích trực tiếp trên các bài bản.  Từ bản Phú Lục Chấn, (câu 1):

Ta xác định thang âm của đoạn nhạc trên là:

Với thang âm trên, khi được thể hiện trên đàn piano, chắc chắn chúng ta không có được hiệu quả của một bản nhạc Tài tử. Chúng ta có thể thay đổi cách xử lý các âm như sau:

Ta có  thang âm - Điệu thức Bắc hơi Quảng (bản Duyên kỳ ngộ, Khốc Hoàng Thiên...).

Trong diễn tấu Tài tử - Cải lương, khi xử lý các tình huống của nhân vật, các nghệ sĩ có thể dùng cách xử lý các âm như trên, áp dụng vào một vài câu cuối trong một lớp nào đó của các bản Bắc (Lưu thủy trường, Tây Thi.). Như thế ta có '1 hang âm - Điệu thức Bắc hơi Ai.

Đặc biệt, trong Ca Huế thường dùng thang âm điệu thức này (bản Nam Bình, Tứ Đại Cảnh,.)

Nếu ta xử lý thang âm trên bằng một cách khác:

Rung bậc II và VI mạnh hơn, ta có '1 hang âm - Điệu thức Lễ hoặc Bắc - Lễ (bản Ngũ Đối Hạ, Ngũ Đối Thượng,.)

Cách xử lý ở đây là sự tác động vào các âm bằng những kỹ thuật rung, vỗ2. Từ đó, chúng ta thấy thang âm điệu thức sẽ thay đổi khi chúng ta thay đổi cách xử lý, để từ một thang âm cố định nào đó, với nhiều cách xử lý khác nhau ta sẽ có nhiều thang âm khác nhau. Điểu đó chứng minh rằng việc xử lý các âm trong các bài bản Tài tử rất tinh tế.

Ngoài ra, một số các nhạc sĩ cho rằng thang âm Việt Nam là “thang bảy bậc chia đểu3”. Đối với âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung hay nhạc Tài tử Nam Bộ nói riêng, quan niệm thang âm cẩn phải bao hàm cả hệ thống điệu thức và hơi.

Từ các đặc điểm của thang âm điệu thức trong nhạc Tài tử Nam Bộ, chúng tôi có những nhận định như sau:

- Từ khi có nhạc Tài tử, thuật ngữ “Hơi” mới xuất hiện trong lý thuyết âm nhạc Việt. Có nhiều cách hiểu vê' Hơi, tuy nhiên, phải khẳng định rằng đối với nhạc Tài tử Nam bộ, “Hơi” là điểu không thể thiếu, không cẩn phải tranh cãi mà phải tuân thủ một cách tuyệt đối.

- Để bảo đảm được sự chính xác của các bài bản trong nhạc Tài tử, phân định rõ vai trò, tính chất và cách xử lý của từng bậc trong thang âm, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ '1 hang âm - Điệu thức - Hơi.

- Việc thêm bớt âm, luyến láy... trong âm nhạc Tài tử là những việc bình thường và cũng nhờ đó mà tính chất của các bài bản Tài tử đểu được thể hiện một cách trọn vẹn, hiệu quả của âm nhạc Tài tử đạt đến mức sinh động cẩn thiết của nó.

Chúng tôi cho '1 hang âm - Điệu thức Bắc và '1 hang âm - Điệu thức Nam là thang âm “Gốc” hay thang âm “Cấu tạo4” và chủ yếu giới thiệu hai loại thang âm điệu thức này và từ đó ta sẽ có các '1 hang âm - Điệu thức - Hơi khác.

2. Đặc điểm âm điệu của sáu bản Bắc

Các bài bản trong bộ sáu bản Bắc đểu được hình thành dựa trên thang âm - điệu thức Bắc và đểu có tính chất vui tươi, sinh động. Một số tài liệu cho rằng thang âm - điệu thức Bắc được hình thành song song với quá trình hình thành nước Việt Nam và tồn tại cho đến ngày nay.

Phân tích bản Lưu Thủy Trường, lớp I, 4 câu

ta thấy các bậc trong thang âm được xử lý như sau:

Bậc I ổn định

Bậc II rung

Bậc IV ổn định

Bậc V vỗ

Bậc VI rung

- Bậc I là bậc ổn định, làm chỗ dựa cho các bậc khác trong thang âm. Âm bậc I thường được giữ yên, không chịu tác động của rung hay vỗ, tuy nhiên, khi được đặt ở vị trí cuối câu, ngân dài, ta thường thấy bậc I được đẩy lên bậc II rung và trả vê' bậc I, gẩn như vỗ để làm cho âm nhạc được sinh động hơn, không bị cảm giác khô cứng hay kết thúc. Trong tiến hành giai điệu, từ bậc I có thể di chuyển liền bậc lên bậc II hoặc nhảy sang các bậc khác, kể cả nhảy quãng 8. Ngoài ra khi âm bậc I được đặt ở cuối câu (phách 1, nhịp 1) thì ở phách 1, nhịp 4 của câu trước đó sẽ thường là âm bậc IV, V, đôi khi là bậc II. Trong sáu bản Bắc, âm bậc I thường dùng cho mở đẩu, kết lớp, kết bản nhạc.

Khi âm bậc I được đặt ở vị trí cuối câu hoặc ngân dài











- Bậc II là bậc không ổn định, đứng giữa bậc I và bậc IV và có chức năng lướt. Trong thang âm, âm bậc II được xử lý bằng kỹ thuật rung. Khi tiến hành giai điệu, ta thấy âm bậc II thường có khuynh hướng tiến lên bậc IV và vê' bậc I. Chúng ta cũng ít thấy âm bậc II nhảy quãng vào các âm bậc khác trong thang âm. Âm bậc II cũng thường được sử dụng trong kết câu, khi đó, chúng ta sẽ gặp ở phách 1, nhịp thứ 4 của câu trước thường sẽ là âm bậc IV hoặc bậc V. Trong sáu bản Bắc, âm bậc II được dùng cho mở đẩu, không dùng trong kết lớp hay kết bản nhạc.




   - Bậc IV là bậc giữa của thang âm và cũng có thể xem là bậc ổn định thứ 2 trong thang âm nên ta cũng thường thấy âm bậc IV được dùng trong mở đẩu, kết lớp hay kết bản nhạc. Cũng như âm bậc I, âm bậc IV không chịu tác động của rung hay vỗ, tuy nhiên, khi được đặt ở vị trí cuối câu, trường độ dài, ta thường thấy bậc IV được đẩy lên bậc V và trả vê' bậc IV, gẩn như vỗ để làm cho cảm giác âm nhạc được sinh động hơn. Trong tiến hành giai điệu, âm bậc IV thường có khuynh hướng lùi vê' bậc I, II, tiến liền bậc lên bậc V và nhảy vào bậc I ở trên, ít khi nhảy vào âm bậc VI. Khi tiến hành lên âm bậc I, âm bậc IV thường được láy từ âm bậc V vê', tạo nên cảm giác mềm mại. Khi âm bậc IV được đặt ở cuối câu (phách 1, nhịp 1), thì ở phách 1, nhịp 4 của câu trước đó sẽ thường là âm bậc I và âm bậc V.

Khi âm bậc IV được đặt ở vị trí cuối câu hoặc ngân dài

Bậc V là bậc không ổn định, có chức năng lướt và trong thang âm, âm này được xử lý bằng kỹ thuật vỗ. Khi tiến hành giai điệu, âm bậc V có hướng di chuyển rộng, thường thấy bị hút vê' âm bậc IV, lên âm bậc VI và nhảy vào âm bậc I. Âm bậc V khi đặt ở vị trí cuối câu, ta thường nhận ra âm bậc I hay bậc II xuất hiện ở phách mạnh nhịp thứ 4 của câu trước. Trong bộ sáu bản Bắc, ta thấy âm bậc này được dùng cho mở đẩu, kết lớp nhưng không thấy dùng cho kết bản nhạc.




- Bậc VI là bậc không ổn định nhất của thang âm, có chức năng lướt và được xử lý bằng kỹ thuật rung. Trong tiến hành giai điệu, âm bậc VI thường được di chuyển xuống liền bậc vê' âm bậc V, hướng lên âm bậc I, ít thấy sự nhảy quãng từ âm này vê' các bậc II, IV. Khi âm bậc VI được đặt ở vị trí cuối câu, ngân dài, âm thường được đưa lên âm bậc I rồi sau đó trả vê', gẩn như vỗ hoặc được đưa lên âm bậc I rồi vuốt trở vê', lướt qua âm bậc VII. Tuy là bậc không ổn định nhưng đôi khi ta cũng thấy bậc này được dùng khi kết câu hay kết lớp, tạo nên cảm giác kết không trọn vẹn cho người nghe và khi đó, ở phách 1, nhịp 4 của câu nhạc trước đó sẽ thường là âm bậc II, ít hơn là âm bậc IV và hiếm khi có âm bậc I. Không thấy dùng âm bậc này cho kết bản nhạc



Khi âm bậc VI được đặt ở vị trí cuối câu hoặc ngân dài

Trong các bản Bắc, đôi khi ta thấy xuất hiện âm ngoại là âm chữ Phan - bậc VII, có chức năng lướt và không chịu sự tác động của rung hay vỗ. Trong tiến hành giai điệu, âm bậc VII thường bị hút lên âm bậc I, di chuyển liền bậc vê' âm bậc VI, đôi khi nhảy quãng năm vào âm bậc IV. Âm bậc VII không được dùng cho mở đẩu, kết câu, kết lớp hay kết bản nhạc.

Ngoài ra, ta còn thấy xuất hiện âm ngoại là âm chữ I - bậc III - nhưng vì âm này xuất hiện không nhiều, không rung hay vỗ và chỉ giữ chức năng lướt là chính nên chúng tôi không phân tích.

Với trục của sáu bản Bắc là hai âm Hò - Xang (bậc I và bậc IV), do đó, các bài trong bộ sáu bản Bắc thường có kết câu, kết lớp và nhất là kết bản nhạc ở hai bậc này.

Kết hợp với tính năng nhạc cụ, giai điệu sẽ được tạo ra từ sự kết nối giữa các bậc trong thang âm cùng các loại tiết tấu. Trong đó, ta thường thấy các kiểu nối tiếp bước lẩn VI - V - IV cùng các biến dạng của nó như VI - V - IV - IV (xuống quãng 8),.

Với các tiết tấu móc đơn, móc đôi,…có thể đảo phách
- VI – V – IV – IV (xuống quãng 8), âm bậc IV ở phách mạnh
- VI – V – nhảy quãng 4 lên âm bậc I – IV, âm bậc IV ở phách mạnh

Nối tiếp V – IV – II – IV – I sau đó nhảy lên âm bậc IV hoặc bậc V

Nối tiếp V – IV – II – IV – I sau đó nhảy lên âm bậc IV hoặc bậc V

Các bước nhảy quãng 4, 5 lên xuống giữa hai âm bậc I và IV, bước nhảy quãng 5 từ bậc I lên bậc V và bước nhảy quãng 8 của bậc IV. cùng cách xử lý của các bậc trong thang âm đã tạo nên những âm điệu đặc thù của những bản Bắc trong nhạc Tài tử Nam Bộ.

Đối với nhạc Tài tử Nam Bộ nói chung, âm điệu là vấn để chính yêu trong việc tạo ra sự đa dạng của các loại hơi, tạo nên nền tảng của những giai điệu đặc trưng của nó.

Trong thang âm ngũ cung của âm nhạc Tài tử, mỗi bậc của thang âm đêu có chức năng rõ rệt và với những cách xử lý nhấn nhá khác nhau, chúng sẽ tạo ra những hiệu ứng khác nhau để hình thành những “Hơi” đặc thù, đó là Bắc, Lễ, Xuân cùng Nam - Ai và Nam - Oán. Bên cạnh đó, với những âm ngoài thang âm khi xuất hiện trong bài bản cũng đểu có những cách xử lý riêng, như âm Phan - âm bậc VII - trong hơi Bắc thì không rung nhưng trong hơi Nam thì lại rung.

Trong các kiểu tiến hành giai điệu, gẩn như có sự quy định trong từng bài bản, bậc nào sẽ được tiến hành bước lẩn, bậc nào sẽ tiến hành bước nhảy. Các bậc được kết nối lại với nhau dựa trên các kiểu nối tiếp thường gặp cùng những kiểu biến dạng, kiểu nối tiếp đặc thù của từng bài bản.

Kết hợp xử lý các âm, các kiểu nối tiếp, các loại tiết tấu cùng tính năng nhạc cụ đã tạo thành những âm điệu độc đáo cho 6 bản Bắc nhạc Tài tử Nam Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . NGUYỄN HỮU BA (1970), Nhạc pháp quốc nhạc, Trường QGAN & Kịch nghệ Sài Gòn

2 . NGUYỄN CÔNG BÌNH, LÊ XUÂN DIỆM, MẠC ĐƯỜNG (1990), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học xã hội

3 . HOÀNG ĐẠM (1982), Những phương pháp hoà tấu cổ truyền và vấn đề ứng dụng chúng trong sáng tác mới, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật

4. TRẦN VĂN KHÊ (1962), La musique vietnamienne traditionnelle, PUF, Paris.

5. HOÀNG KIỀU (1983), Thử tìm hiểu định luật nhạc cổ truyền của người Việt vùng châu thổ sông Hồng, Tạp chí Nghệ Thuật (1).

6 . NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM (2010), Nhạc khí trong “dàn đờn” Tài tử (Nam bộ), ANVN số 13

7. NGUYỄN THỤY LOAN (1990), Lược sử âm nhạc Việt Nam, NXB âm nhạc Hà Nội, Nhạc Viện Hà Nội

8. ĐẮC NHẪN (1990), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học xã hội

9. VŨ NHẬT THĂNG (1976), Một số nguyên tắc hòa tấu các bản Bắc của dàn nhạc hòa tấu tài tử Nam bộ, Luận văn tốt nghiệp đại học, Nhạc Viện Hà Nội.

10. VŨ NHẬT THĂNG (1994), Thang âm điệu thức nhạc Tài tử Cải lương, Luận án Phó Tiến sĩ, Hà Nội.

11. LÊ THƯƠNG (1963), Nhạc lý quốc nhạc, NXB Nhạc Thư

12. TRƯƠNG BỈNH TÒNG (1992), Từ điệu đến hơi và quá trình hình thành bản Vọng Cổ, Viện nghiên cứu Cải lương.

Chú thích

*. Tiến sĩ, Nhạc viện ttành phố Hổ Chí Minh

2. Tác giả, âm vỗ cao hơn âm bị vỗ một bậc trong thang âm ngũ cung. Ví dụ: bậc V (Rê) vỗ, âm vỗ là Mi; nếu bậc VI (Mi) vỗ, âm vỗ là Sol.

3. Hoàng Kiểu (1983), Thử tìm hiểu định luật nhạc cổ truyền của người Việt vùng châu Thổ sông Hồng, Tạp chí Nghệ Thuật (1).

4. Vũ Nhật Thăng (1994), Thang âm điệu thức nhạc Tài tử Cải lương, Luận án Phó Tiến sĩ, Hà Nội, tr. 80.

Thêm một trao đổi